Iniesta và những chặng đường vinh quang cùng Barca

Khi lần đầu tiên dắt Andres Iniesta vào giới thiệu cho các thành viên đội 1 Barcelona cách đây hơn 10 năm, có lẽ Luis Enrique không bao giờ ngờ được có ngày tiền vệ này sẽ cùng làm việc với ông trong một vai trò hoàn toàn khác.
  •  Trực tiếp lịch thi đấu bong da 24h các trận cầu đỉnh cao
Iniesta và cuộc cách mạng của Lucho ở Barca
Năm 2002, Iniesta lần đầu tiên được triệu tập lên đội 1 Barca, dù chỉ để ngồi dự bị để hưởng chút không khí. Iniesta đã nổi tiếng là nhút nhát, ngày ấy lại càng rụt rè tợn. Và anh đã đi lạc. Thấy cảnh cậu nhóc tần ngần trong đường hầm không biết hỏi ai, Enrique mới yêu cầu một người bảo vệ đưa Iniesta vào phòng thay quần áo.
Rồi khi Iniesta bước vào, chính Enrique là người đứng dậy giới thiệu anh với tất cả các thành viên trong đội. “Tôi muốn người ta giới thiệu tôi thế nào thì ngày ấy tôi giới thiệu Andres thế ấy”, Enrique hồi tưởng.
“Ngày ấy cậu ấy còn gầy và nhẹ cân hơn bây giờ nhiều. Và Barca có thói quen là cho những cầu thủ trẻ thỉnh thoảng lên ngồi cùng đội 1 để hiểu lối chơi và tập làm quen với bầu không khí của một trận chuyên nghiệp. Chỉ có Messi là được vào thẳng đội hình và ra sân, còn lại đều phải quan sát hết cả. Nhưng ngày ấy, tôi đã nhận ra Iniesta giống như là… Harry Potter vậy. Một, hai, ba chạm… cậu ấy biến mất”.
  • Trực tiếp kết quả xsmn nhanh nhất, chính xác nhất
Lúc ấy, làm sao Enrique ngờ được là cậu bé lơ ngơ lạc đường ấy rồi sẽ trở thành thủ quân Barca, còn ông trở thành HLV trưởng đội bóng xứ Catalan. Quan trọng hơn, Iniesta là nhân vật then chốt để Enrique làm cuộc cách mạng về lối chơi, đoạn tuyệt với thông tin cũ đã ăn sâu bén rễ của Pep Guardiola để chơi theo một thứ bóng đá hoàn toàn mới.
Nếu Pep đứng bên đường pitch trong trận Barca hạ Granada 3-0 mới đây, ông sẽ tức giận. Vì các cầu thủ Barca chả chịu cầm bóng, chuyền ngắn và giữ nhịp gì cả. Họ cũng chả buồn gây áp lực thật mạnh để lấy lại bóng khi mất bóng. Họ chấp nhận lùi sâu nhường thế trận cho đối phương, một điều đại kỵ dưới thời Pep.
Một điều đại kỵ khác: quá nhiều đường chuyền dài. Lấy tình huống nâng tỷ số lên 2-0 làm ví dụ. Từ tận sân nhà, Javier Mascherano phất một đường chuyền dài đưa bóng đến vạch cuối sân, Daniel Alves thì băng lên với tốc độ cực đại rồi tạt vào trong cho Suarez ghi bàn. Không khác gì bóng đá Anh!
Cách chuyền bóng và thi đấu của Barca đã thay đổi hoàn toàn, nếu như không muốn nói là tương phản so với thời Pep. Biệt danh của Enrique là Lucho, nghĩa là chiến đấu. Ông không chấp nhận cách đá rề rà, buồn ngủ. Ông chấp nhận cho đối thủ “đánh” mình, nhưng khi có bóng thì phải lập tức “đánh” lại ngay. Ai cũng có thể là một chân chuyền dưới thời của Enrique.
Khi Mascherano tung ra đường chuyền phát động tấn công, anh là cầu thủ đứng thấp nhất đội hình Barca. Người ta từng chê Mascherano ngoài việc đoạt lại bóng chả biết kiến thiết, xây dựng lối chơi gì cả. Mascherano không xem đấy là lời xúc phạm, anh bảo: “Đúng vậy, thứ duy nhất mà tôi từng xây dựng là cái nhà búp bê của con tôi”. Vậy mà dưới thời Enrique, anh vẫn được khuyến khích tham gia vào lối chơi.
Đấy là điều đại kỵ của Pep. Khi một bàn thắng diễn ra dưới thời Pep, nó thường là kết quả của hơn chục đường chuyền. Nhưng với Enrique, chỉ một pha bóng dài là đủ. Họ khởi đầu trận gặp Granada với hai tình huống đánh đầu nguy hiểm, đều đến từ những quả phạt góc, vốn là điều không tưởng dưới thời Pep.
Enrique thay đổi để cứu mình và giữ Barca trên đỉnh cao. Phân nửa đội hình đá với Granada chưa từng đá phút nào dưới thời Pep. Vẫn còn đó những cựu binh như Iniesta, Messi, Sergio Busquets, Gerard Pique, và Dani Alves, nhưng tất cả đều sẵn lòng thay đổi.
Người thực hiện cuộc trả lời phỏng vấn sau trận đấu cuối cùng của Barca tại La Liga mùa này là Iniesta. Đấy là một lựa chọn không thể đúng đắn hơn. Cậu bé nhút nhát năm nào nay là thủ quân, là nhân vật trung tâm của một cuộc cách mạng mang tên Lucho!

tennis
Xem thêm kết quả bóng đá seagame chính xác