Real Madrid và mặt trái tích cực từ án cấm chuyển nhượng

Chính sách mỗi năm một ngôi sao của chủ tịch Perez sẽ bị gián đoạn. Nhưng đổi lại, Real có nhiều lý do để lạc quan khi nhìn về án phạt vừa nhận từ FIFA.

Real, trong kỷ nguyên Perez, luôn làm điên đảo thị trường chuyển nhượng bằng những thương vụ bom tấn như Ronaldo, Kaka, Modric, Bale, James (trong ảnh)... Ảnh: AFP.

Real, trong kỷ nguyên Perez, luôn làm điên đảo thị trường chuyển nhượng bằng những thương vụ bom tấn như Ronaldo, Kaka, Modric, Bale, James (trong ảnh)… Ảnh: AFP.

Ngày 14/01/2015, FIFA ra thông báo: Real Madrid và Atletico Madrid sẽ bị cấm tham gia hai kỳ chuyen nhuong mùa Hè 2016 và tháng 1/2017. Lý do dẫn đến quyết định này là vì hai CLB thành Madrid đã “vi phạm một số quy định liên quan đến việc chuyển nhượng quốc tế và đăng ký” các cầu thủ dưới 18 tuổi.

Vậy là cũng như trường hợp của Barca cách đây hơn một năm, giờ đến lượt hai CLB thành Madrid bị FIFA sờ gáy. Nhưng trường hợp Real chắc chắn sẽ là một thiệt hại lớn cho các trang báo trong mùa hè tới, vì đội bóng này có một cách mua sắm cực kỳ đặc biệt, nó không chỉ thể hiện cái khí độ của kẻ vương giả, mà còn thể hiện rõ đẳng cấp và sự ngạo nghễ của cái tên Real Madrid. Khi muốn mua ai, họ sẽ bắn tin mua cầu thủ đó qua mặt báo. Thông tin tung ra, lập tức khiến CLB chủ quản của mục tiêu phải cuống cuồng giữ chân cầu thủ. Còn cá nhân cầu thủ đó trở thành tâm điểm của một mùa hè, là sự kiện được quan tâm nhất trên mọi mặt báo.

Ngoài ra, với chính sách chuyển nhượng “Dải ngân hà” mà chủ tịch Florentino Perez đeo đuổi, sân Bernabeu luôn là nơi tấp nập những ngôi sao cập bến. Cho nên việc Real Madrid bị cấm mua sắm trong hai kỳ chuyển nhượng liên tiếp rõ ràng là một đòn đánh mạnh không chỉ vào CLB này, mà còn gây hụt hẫng với cả thế giới bóng đá vốn quen với việc Real Madrid hỏi mua cầu thủ khắp nơi. Nhưng có thật tất cả đều là màu xám? Khi cùng nhau đi vào cái cốt lõi sâu xa của đội bóng này trong việc mua sắm thường xuyên thời gian qua. Rõ ràng lệnh cấm ấy, có khi lại là một điều hay.

Chủ tịch Florentino Perez là một “con nghiện mua sắm” hạng nặng, mỗi phi vụ đều là một vụ “áp phe” táo bạo. Trong top 10 cầu thủ đắt giá nhất thế giới, Real Madrid chiếm luôn hai vị trí đầu bảng. Mặc dù hai năm gần đây, Real Madrid cho thấy họ vẫn có thể bán được cầu thủ với giá cao, đó là hai trường hợp Mesut Oezil và Angel Di Maria. Nhưng với việc chi lớn hơn thu, dư nợ của Real Madrid vẫn tăng cao theo từng năm.

> Cập nhật tỷ số, ket qua bong da truc tiep nhanh và chính xác nhất

real-madrid-va-mat-trai-tich-cuc-tu-an-cam-chuyen-nhuong-1

Khi Perez không thể phóng tay vào các vụ mua sắm mỗi mùa hè, Real sẽ có cơ hội tốt để ổn định lại cán cân thu chi đang chênh lệch nghiêm trọng.

Thống kê cuối năm 2014 cho thấy, tổng nợ của Real lên tới 776 triệu đôla, trong đó nợ dài hạn là 310 triệu, hơn một nửa còn lại là các khoản bức bách ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến những sách lược kinh doanh của CLB. Nhưng bất chấp các khoản nợ lớn, chủ tịch Perez vẫn thi hành sách lược “mỗi năm một ngôi sao”. Trong trường hợp này, án phạt cấm chuyển nhượng có lẽ là cách duy nhất để ngăn Perez tiếp tục với việc khoét sâu thêm khoảng cách giữa thu – chi của Real Madrid.

Việc cấm chuyển nhượng còn làm lợi cho lò đào tạo trẻ Castilla. Real Madrid xưa nay vẫn có thể xuất khẩu được rất nhiều ngôi sao lớn từ lò đào tạo trẻ này, nhưng số mầm non thành danh ở chính mái nhà Real lại rất hiếm hoi. Vấn đề nằm ở chỗ các cầu thủ trẻ 19, 20 tuổi khi được đôn lên đội một phải cạnh tranh với các ngôi sao ngoại mới sau mỗi mùa hè. Đó là cuộc chiến giữa những đứa bé vô danh và các cầu thủ không chỉ có tên tuổi, mà còn là con cưng của chủ tịch.

Sự cạnh tranh thiếu bình đẳng này đã khiến các sản phẩm “cây nhà lá vườn” không thể chen chân vào đội hình chính, và theo thời gian, rơi rụng dần dần. Trong trường hợp Real Madrid bị cấm chuyển nhượng, HLV Zidane sẽ không có lựa chọn khác ngoài việc đôn nhân lực từ đội trẻ lên và tin dùng họ. Điều này giúp cho lò đào tạo trẻ của Real có thêm nhiều cơ hội, qua đó có thể giúp CLB củng cố niềm tự hào về chất Madrid.

->> Soi kèo bóng đá, du doan bong da chính xác nhất

real-madrid-va-mat-trai-tich-cuc-tu-an-cam-chuyen-nhuong-2

Khi Real không thể mua về các tên tuổi lớn, những tài năng từ đội trẻ như Jese sẽ có thêm cơ hội để thể hiện khả năng, chứng tỏ họ cũng có thể cống hiến tốt cho đội một. Ảnh: RM.

Một lý do nữa để các CĐV Real nhìn án phạt cấm chuyển nhượng qua lăng kính tích cực là hai chữ “Ổn định” – cái mà Real Madrid thiếu bao lâu nay. Thông tin chủ tịch Florentino Perez rục rịch triển khai đế chế “Galacticos 3.0” với các con người mới như Paul Pogba, De Gea hay Robert Lewandowski, lại một lần nữa đặt dấu hỏi về sự ổn định của Real Madrid. Người này đến, lại có người kia đi. Real Madrid mùa giải này lại đến mùa giải khác, vẫn mãi đi lắp ghép một đội hình luôn có sự xáo trộn. Làm sao một đội bóng có thể ăn ý được khi luôn luôn “thay máu”?

Án phạt cấm chuyển nhượng vô tình đã tạo điều kiện cho Zidane khai thác được tối đa tiềm lực mà ông có trong tay, một tài nguyên lớn mà không được mấy HLV có thời gian khai phá hết. Real đang sở hữu một đội hình còn rất trẻ với độ tuổi trung bình chỉ 26,3 tuổi, còn các ngôi sao thì vẫn còn ở đỉnh cao phong độ, là đồng đội lâu năm. Trong trường hợp bị cấm chuyển nhượng, HLV người Pháp hoàn toàn có thể an tâm xây dựng đội bóng của ông ít nhất là trong vòng hai năm tới, mà không lo sẽ bị nhét vào tay một cầu thủ mới và bắt phải sử dụng sao cho tốt.

Văn hóa của Real Madrid là một văn hóa chiến thắng tàn nhẫn, mang một sức hấp dẫn đầy ma mị, nó sẵn sàng đào thải kẻ hết thời và người thua cuộc. Suốt bao lâu nay, các CĐV Real đã quá quen với kiểu văn hóa này, đi kèm với phẩm chất ngạo nghễ trong mỗi mùa hè. Nhưng bây giờ, sau khi sống với mặt trái của nó quá lâu, đã đến lúc người Madrid cần trầm lắng lại. Real đã sống quá vội, và giờ họ cần đằm mình xuống. Vinh quang đôi khi bắt đầu từ tro tàn, và mọi thứ có khi được làm lại, từ một án phạt.

->> Cập nhật tin bong da mới nhất trong ngày

tennis
Xem thêm kết quả bóng đá seagame chính xác